Camera Nam Nguyễn đồng hành cùng giải Đua ghe Ngo Nam Bộ

Camera Nam Nguyễn đồng hành cùng giải “Đua ghe Ngo” Nam Bộ

Đua ghe Ngo là một trong những nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ. Cuộc đua luôn thu hút hàng ngàn người tham dự vào dịp lễ Ok-om-bok (rằm tháng 10 âm lịch hàng năm).
Đua ghe ngo là dịp để các đội ghe đến tham gia tranh tài, qua đó nhằm tôn vinh, nâng cao ý thức bảo tồn di sản văn hóa truyền thống của địa phương, thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc, khơi dậy niềm tự hào, tình yêu quê hương.
Theo sử liệu, thuở xưa, thời rừng châu thổ sông Mêkông ngút ngàn gỗ quí, nhưng để tìm được một thân cây sao bằng hai người ôm thì không phải là chuyện dễ. Người ta phải tổ chức cho một nhóm người vào rừng để tìm cây thích hợp bất chấp thú dữ. Khi tìm được cây đúng tiêu chuẩn thì người ta phải làm lễ cúng thần giữa rừng để được bình an rồi mới chặt cây. Họ phải dùng sức trâu kéo cây xuống sông, kết thành bè rồi thả theo dòng nước. Cây sao đem về được cưa, đục, đẽo, khoét để tạo thành một chiếc ghe ngo độc đáo.

Không còn những cây cổ thụ “đúng chuẩn”, những tấm ván dài được ghép lại thay thế làm nên chiếc ghe ngo.
Thời nay do việc tìm thân cây sao cổ thụ để đóng ghe quá khó khăn, thay vào đó người ta đóng ghe ngo bằng cách ghép những mảnh ván với nhau. Ghe ngo được làm gần giống hình con rắn, dài khoảng từ 27 đến 33m, ở giữa chỗ rộng nhất là 1,1m, đầu được uốn cong lên như hình đầu rắn; phía đuôi (sau lái) cũng được uốn cong lên và cao hơn phía đầu một chút. Người ta đóng từ 24 đến 27 cây thanh ngang trên chiếc ghe, để vừa cho hai người ngồi bơi. Ở giữa ghe có 2 cây gỗ to chắp nối với nhau được gọi là cây cần câu, cây này có tác dụng như đòn bẫy, đẩy ghe lướt nhanh về phía trước.
Công đoạn làm chiếc ghe ngo được các thợ chuyên môn cẩn thận xử lý từng tí một.
Cuộc đua ghe ngo ngày nay có cả nam và nữ cùng tham gia, hầu hết đều là bà con dân tộc Khmer. Cuộc đua thường diễn ra ở những đoạn sông dài, rộng và tùy theo ban tổ chức quy định mà có từng đoạn đua khác nhau từ vài trăm đến cả ngàn mét cho cả đội nam và nữ.
Đua ghe ngo là một hoạt động hấp dẫn của đồng bào Khmer Nam Bộ, thu hút trăm hàng ngàn người tham gia.
Trận tứ kết 2 kịch tính giữa Trà Côn và Đai-am-bu.
Năm nay, giải đua ghe ngo kịch tính đến từng trận cuối. Đặc biệt ở trận tứ kết giữa 2 giữa hai đội cùng xã Thạnh Quới của Mỹ Xuyên là đội Trà Côn và Đai-am-bu. Được đánh giá là một trong những trận đấu làm “nhức đầu” ban tổ chức nhất. Bởi vì, ở những phút cuối, hai đội gần như chạm vạch đích cùng lúc. Tuy nhiên, sau khi xem xét băng ghi hình kỹ lưỡng, kết hợp với sự hỗ trợ của Camera Dahua *IPC-HFW8231EP với tính năng IVS, ban tổ chức đã đưa ra kết luận cuối cùng đó là chiến thắng đã thuộc đội Trà Côn.
Chiến thắng được quyết định nhờ vào công nghệ IVS của camera Dahua.

CAMERA DAHUA IPC HFW-8231EP

  • Độ phân giải 2 Megapixel cảm biến STARVIS™ CMOS kích thước 1/2.8”, 50/60fps@1080P(1920×1080).
  • Độ nhạy sáng tối thiểu 0.005Lux/F1.4( Color), 0Lux/F1.4(IR on), chế độ ngày đêm Auto(ICR)/Color/B/W, Chống ngược sáng thực WDR 120dB, tự động cân bằng trắng (AWB), tự động bù sáng (AGC), chống ngược sáng (BLC), chống nhiễu (3D-DNR), tầm xa hồng ngoại 50m với công nghệ hồng ngoại thông minh.
  • Ống kính điều chỉnh tiêu cự từ 2.7mm – 12mm(đối với dòng -Z); 7mm – 35mm(đối với dòng -Z5) hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ lên đến 128GB. Chức năng thông minh: Nhận dạng khuôn mặt, phát hiện xâm nhập, thay đổi hiện trường , HEAT MAP, Missing Face Detection, People Counting.
  • Chuẩn chống nước IP67, IK10, điện áp DC12V hoặc PoE (802.3at)(Class 4), công suất 4,9W.

Xem chi tiết sản phẩm Camera Dahua IPC HFW-8231EP tại đây

[wpseo_address show_state=”0″ show_country=”0″ show_phone=”1″ show_phone_2=”1″ show_fax=”0″ show_email=”1″ show_logo=”0″]

MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỦA CAMERA NAM NGUYỄN TẠI LỄ HỘI

 

 

 

Để lại bình luận